Chùa Bái Đính – Vẻ đẹp hùng vĩ chốn thanh yên

Bình Chọn

Chùa được xây dựng với lối kiến trúc nổi bật hình khối lớn hoành tráng mang đậm dấu ấn Việt Nam. Các nguyên liệu được sử dụng chính trong xây
dựng chùa là đá xanh Ninh Vân – Ninh Bình, gỗ Tứ Thiết, ngói men Bát Tràng, điều khác biệt nhất ở kiến trúc chùa Bái Đính thể hiện ở vòm mái màu nâu sẫm cong vút hình đuôi chim phượng, các chi tiết trang trí cũng mang đậm dấu ấn của làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam.

Chùa Bái Đính được xây dựng theo kết cấu nội công ngoại quốc, tức là hình chữ nhật được bao quanh bốn phía. Khi đứng ở cổng Tam Quan nhìn lên thì tất cả công trình đều nối tiếp nhau, cao hơn nhau và đỉnh điểm là điện Tam Thế vừa là điểm nhắn vừa là điểm kết của
một quần thể kiến truc có trật tự sắp đặt có thấp có cao.

Chùa Bái Đính là một điểm du lịch tâm linh đáng tự hào của người dân Việt Nam, với nhiều công trình được công nhận là kỷ lục của Châu Á như:
Chùa có chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Với tên gọi là Đại Hồng chung, quả chuông này nặng đến 36 tấn, cao 5.5m, đường kính 3.7m đặt trong Tháp Chuông. Chuông được đúc hoàn toàn từ đồng đỏ tại Nam Định, trên thân có nhiều hoa văn, họa tiết mô phỏng từ các chuông cổ, nổi rõ lên là những chữ Hán được khắc theo chủ đề Phật giáo.

Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á: pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen ở Chánh điện trong điện thờ Pháp chủ của chùa đã được Trung tâm kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục là Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất cả châu lục. Tượng cao 10m, nặng 100 tấn bằng đồng nguyên chất dát vàng, đặt trên bệ cao 1,5m là một trong những biểu tượng của chùa Bái Đính.

Tượng Phật Di Lặc lặc đồng lớn nhất Đông Nam Á: An vị trên một ngọn đồi ở bên phải điện thờ Tam Thế Phật của chùa Bái Đính, pho tượng này được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng Di Lặc lớn nhất nước. Khu vực đặt tượng đồng cao 10m, nặng 80 tấn là địa điểm chụp ảnh nổi tiếng tại Ninh Bình của khách du lịch khi đến đây.

Bảo Tháp cao nhất Châu Á: Tọa lạc ở phía Tây điện Tam Thế thuộc khu chùa Bái Đính mới, Bảo tháp Xá lợi bao gồm 13 tầng tháp với chu vi theo
hình lục giác là 24m và chiều cao 99m – một con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu, tốt lành và may mắn. Bảo tháp được thiết kế và xây dựng theo phong cách hoàn toàn thuần Việt, với kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo thời nhà Lý. Tầng cao nhất của tháp là nơi bảo tồn và thờ Xá Lợi của Phật được cung nghênh từ Ấn Độ và Miến Điện.

Khu chùa rộng với tổng diện tích lên tới 539 ha (chùa cổ là 27 ha, quần thể chùa mới là 80 ha). Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: Hành lang La Hán của chùa Bái Đính có chiều dài lên đến gần 3km, trưng bày các bức tượng của các vị La Hán bằng đá. Từ nhà gỗ Tam Quan theo hai hướng Đông và Tây dọc đến Tả vu và Hữu vu chùa, mỗi bên gồm 117 gian hành lang. Mỗi dãy hành lang La Hán tại chùa Bái Đính có kiến trúc từ thấp lên cao với 22 bậc, mỗi bậc cao 1.35m, được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ.

Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: Tại chùa có đến 500 bức tượng La Hán bằng đá nguyên khối cao từ 1.5m đến 2m đặt dọc theo hành lang La Hán, được chạm trổ mềm mại và tinh tế. Đặc biệt hơn, mỗi pho tượng đều được tạo hình khuôn mặt, dáng đứng, dáng ngồi hoàn toàn khác biệt. Đến biểu cảm của các vị La Hán cũng mỗi người một vẻ vô cùng thú vị.

Khu chùa có giếng Ngọc lớn nhất Việt Nam: Giếng Ngọc chùa Bái Đính mới được xây dựng lại ở vị trí giếng Ngọc cũ nằm gần chân núi Bái Đính,
gắn liền với câu chuyện thần kì cách đây gần 1.000 năm khi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước từ giếng để sắc thuốc chữa bệnh cho dân. Giếng có hình mặt nguyệt, đường kính 30m, sâu 6m và đặc biệt là không bao giờ cạn nước. Nơi đây vinh dự được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỉ lục năm 2007.

Khu chùa có số lượng cây Bồ Đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ gốc cây bồ đề Ấn Độ. Mỗi cây bồ đề đều được một lãnh đạo Đảng, Nhà nước trồng và gắn bảng tên vào bia đá. Những hàng cây bồ đề tỏa bóng râm xanh mát, tạo nên cảnh quan tươi đẹp cho quần thể chùa Bái Đính.

Ảnh: Phòng Quản lý Du lịch – Sở Du lịch Ninh Bình.

Thoát