Chùa Minh Thành: ‘Kiến trúc Phù Tang’ nơi phố núi Gia Lai

Chùa Minh Thành tọa lạc tại 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, Gia Lai. Đây là ngôi chùa lớn tại Gia Lai có lối kiến trúc đặc sắc, pha trộn hài hòa giữ nét kiến trúc cổ của chùa chiền Việt Nam thời Lý, Trần với lối kiến trúc chùa đền chùa Nhật Bản.

Chánh điện chùa Minh Thành.

Chính điện được xây dụng gần như hoàn toàn bằng gỗ Pơ mu – loại gỗ quý hiếm của núi rừng Tây Nguyên – với các góc mái uốn cong trang trí hình long phụng. Kết cấu mái của các công trình tại chùa là kết cấu “đấu – củng”, là phong cách kiến trúc đặc trưng thời Lý – Trần.

Kiến trúc cổng tam quan trước chánh điện cũng là một công trình độc đáo bằng gỗ, mang đậm phong cách kiến trúc Nhật Bản.

 

Bảo tháp Xá Lợi 9 tầng, cao 72m đặc trưng phong cách tháp Phật giáo Nhật Bản.

Phía trước, bên trái chánh điện là bảo tháp Xá Lợi 9 tầng, cao 72m với sắc màu chủ đạo là vàng và đỏ, mang đậm nét kiến trúc của các tháp Phật giáo Nhật Bản với phần mái hiên uốn con trườn ra ngoài các bức tường bao trùm cả hành lang, và phần tháp ở đỉnh mái cao vút lên trời xanh – mà người Nhật Bản gọi là Sarin. Tuy nhiên điểm khác biệt là các tháp ở Nhật Bản thường rất ít khi cao quá 5 tầng.

Chưa đến thời gian bình chọn, vui lòng quay lại sau

Thoát